Giỏ hàng

Câu hỏi thường gặp

Làm thế nào để phối hợp thuốc cho hợp lý, hợp thuốc?

Phối hợp thuốc BVTV là pha chung hai hoặc nhiều loại thuốc trong một bình phun để phun cùng một lần nhằm diệt được nhiều đối tuợng gây hại cây trồng; đồng thời tiết kiệm được công phun thuốc. Thông thường chỉ nên phối trộn tối đa hai loại thuốc trong cùng một lần phun sẽ cho hiệu quả cao, đồng thời kiểm soát được tác hại ngược lại do quá trình phối trộn.

Chỉ nên phối hợp các loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc các nhóm gốc khác nhau thì hiệu quả mới cao như: thuốc nhóm lân phối hợp với nhóm các ba mát, lân + cúc, các ba mát + cúc, các ba mát + điều hòa sinh trưởng, thuốc vi sinh phối hợp với gốc lân hoặc cúc.

Chỉ nên phối hợp thuốc có cách tác dụng khác nhau như (tiếp xúc, vị độc, xông hơi, nội hấp, lưu dẫn,…)

Chỉ nên phối hợp thuốc trừ sâu với thuốc trừ bệnh, thuốc trừ sâu với thuốc trừ cỏ, thuốc trừ cỏ với phân bón, …

Không nên phối hợp thuốc trừ bệnh với phân bón qua lá hoặc chất điều hòa sinh trưởng, không phối hợp thuốc trừ sâu vi sinh với thuốc trừ bệnh có nguồn gốc chất kháng sinh, …

Trước khi phối hợp cần đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn theo phương pháp phối trộn: Không trộn thuốc có tính acid với thuốc có tính kiềm, nồng độ của mỗi loại phải giữ nguyên như khi dùng riêng rẽ, sau khi pha trộn nên áp dụng ngay.

Nếu không biết rõ nguồn gốc hay cách hướng dẫn phối trộn, cần pha hai loại thuốc riêng rẽ; sau đó đổ chung hai dung dịch này vào một lọ thủy tinh để xem chúng có sánh đặc hay gọi là kết tủa không? Nếu không có hiện tượng này, cần đem hỗn hợp trên phun lên cây trồng với một diện tích nhỏ chừng vài mét vuông trước, xem hỗn hợp thuốc có gây độc cho cây trồng không? Nếu an toàn thì mới áp dụng cho diện tích rộng.

 


 

Quả vải bị chàm xanh, đôi khi thấy những quả bị cả chàm đen hoặc nâu nhưng không bị rụng, số lượng bị tương đối nhiều. Hiện tượng này thường xảy ra khi quả gần chín trên vỏ quả xuất hiện vết nám, sau đó chuyển sang màu chàm xanh. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Nguyên nhân:

Thứ nhất: do vấn đề về kỹ thuật chăm sóc, dinh dưỡng không cân đối, không đầy đủ, bón phân không đúng thời điểm, quá muộn hoặc quá sớm, lạm dụng phân bón hóa học.

Thứ hai: Do bà con quá lạm dụng thuốc BVTV hóa học, sử dụng thuốc không tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng làm cho bề mặt vỏ quả bị ảnh hưởng đến tốc độ phát triển. Khi tốc độ phát triển của vỏ quả không đồng đều cũng dẫn đến hiện tượng quả bị chàm.

Thứ ba: Trong giai đoạn quả chuyển màu (già chín) gặp mưa nhiều, ẩm độ cao. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên đôi khi trên vỏ quả xuất hiện các bào tử nấm bệnh gây hại khiến cho tình trạng bệnh khó kiểm soát hơn, tỷ lệ bệnh cao hơn.

Thứ tư: Do tán cây không thông thoáng, ảnh hưởng đến khả năng đón ánh sáng trực xạ của bộ lá dẫn đến hiệu suất quang hợp của cây không cao.

Thứ năm: Do nấm bệnh gây hại, bệnh này do nấm Peronophythora litchii gây ra. Các bào tử nấm gây bệnh làm cho các tế bào vỏ quả ngừng sinh trưởng trong thời gian bị bệnh do đó tạo nên hiện tượng vỏ quả phát triển không đồng đều, xuất hiện những chàm xanh khi quả chuyển màu. Nếu bệnh nặng sau này quả bị nứt và thối-thâm nhanh sau khi thu hái.

Giải pháp khắc phục:

Thứ nhất: Thời kỳ sau thu hoạch

Cắt tỉa tạo tán thông thoáng, loại bỏ những cành vô hiệu, cành sâu bệnh. Đối với những cây lâu năm cần đốn sâu để trẻ hóa cây. Chủ động công tác phòng bệnh bằng những loại thuốc ít độc hại, có tính chọn lọc cao.

Thứ hai: Thời kỳ ra hoa-đậu quả

Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc có tính chất nội hấp như: Sakinzai 800WG; Kimono.apc 50WG, Kacie 250EC, Koromin 333EC; Alpine 80WP. Phun phòng 2 lần, lần 1 trước khi nở hoa 1- 5 ngày, lần 2 sau lần 1 khoảng 10- 15 ngày.

Đặc biệt bà con cần chú ý bón phân cân đối, đầy đủ, bón đúng thời điểm. Không nên sử dụng phân bón hóa học để bón thúc quả. Thiết kế vườn tưới tiêu phù hợp, không để úng nước.

 


 

Phòng trị bệnh thán thư trên cây xoài?

- Ngoài đồng, để phòng trừ bệnh thán thư trên cây xoài, việc tiêu hủy các cành lá bệnh là rất quan trọng. Tránh trồng quá dầy tạo độ ẩm cao làm bệnh phát triển mạnh. Luôn vệ sinh vườn thoáng mát tránh sự lây lan của bệnh.

- Trong các đợt ra lộc non, ra bông, trái non, cần chú ý đến bệnh đặc biệt trong mùa mưa nếu thấy bệnh có triệu chứng xuất hiện cần phun thuốc để phòng trị.

- Đối với trên bông và trái non khi bệnh phát triển nhiều, có thể phun 7-10 ngày/lần các loại thuốc như Kimono.apc 50WG, Tilgent 450SC, Kacie 250EC, Tilplus super 300EC,… từ khi nở hoa cho đến khi 2 tháng. Sau đó giảm số lần phun khoảng 1 tháng phun 1 - 2 lần.

- Trên trái sau khi rụng sinh lý, chúng ta có thể sử dụng bao trái. Để bao không những hạn chế bệnh thán thư mà còn giảm các loại sâu bệnh hại khác.

 


 

Trên cây bưởi xuất hiện những đốm trắng trên lá và quả, bị cả lá non và lá già. Đã sử dụng nhiều loại thuốc BVTV nhưng không có hiệu quả. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Theo mô tả thì có thể cây bưởi đã bị nhện gây hại, cụ thể là nhện Hindu hại cây có múi (Citrus Hindu mite), đây là dịch hại mới xuất hiện và gây hại trên cây có múi trong thời gian gần đây. Tuy nhiên loài nhện này có nguồn gốc từ Ấn Độ, do đó chúng thường được gọi là Hindu mite.

Hình ảnh triệu chứng gây hại của nhện Hindu và bọ rùa nhỏ thuộc chi Stethorus

Triệu chứng gây hại của loài nhện này chính là các đốm trắng, vàng hoặc xám, đường kính từ 1-3 mm trên lá thậm chí là trái cây có múi. Các mô bị nhện tấn công sẽ cứng dần và mục nát, dẫn đến rụng lá sớm, cành chết héo, giảm chất lượng quả và sức sống của cây.

Loài nhện này tấn công mạnh khi gặp thời tiết khô, có gió, và hạn chế gây hại nếu gặp mưa hoặc cây được tưới nước thường xuyên.

Bên trong mỗi đốm trắng này chính là một “ổ” nhện con do nhện cái làm tổ tạo ra. Sau khi nhện con trưởng thành, chúng đi đến những mô mới và tiếp tục gây hại.

Phòng trừ sinh học

Do loài nhện này trú ẩn bên trong tổ là lớp tơ nhện, do đó các loài nhện nhỏ săn mồi khác khó có thể ăn được chúng, tuy nhiên nhện Hindu lại là mồi ngon đối với các loài bọ rùa nhỏ thuộc chi Stethorus.

Phòng trừ hóa học

Trên thị trường hiện tại có khá nhiều loại thuốc để phòng trừ nhện. Tuy nhiên, với đặc điểm của loài nhện này là trú ẩn bên trong ổ nên các loại thuốc tiếp xúc, vị độc sẽ giảm tác dụng, thay vào đó, nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu có đặc tính lưu dẫn, thấm sâu sẽ cho hiệu quả cao hơn.

Các bạn có thể lựa chọn sản phẩm của các công ty uy tín để sử dụng. Có thể tham khảo sản phẩm Tomuki 50EC (Hexythiazox) với liều lượng 240ml/ 120- 160 lít nước. Phun 2 lần cách nhau 7 ngày.

Lưu ý: Đối với các loài dịch hại có tính kháng thuốc cao như nhện, không nên sử dụng thuốc một cách bừa bãi sẽ làm cho chúng “mạnh thêm”, nên sử dụng thuốc một cách hợp lý, có hiệu quả, kết hợp nhiều biện pháp sẽ cho hiệu quả cao và bền vững hơn.

 


 

Làm sao để quản lý bệnh giả sương mai trên dưa hấu?

Triệu chứng

Ban đầu có những vết bệnh nhỏ màu úa vàng không có hình dạng nhất định ở mặt trên của lá. Vào buổi sáng sớm khi lá cây vẫn còn ẩm bởi sương đêm thì vết bệnh trông như những vết nhưng dầu loang. Sau đó chuyển sang mầu vàng nâu.
Khi phát triển lên thì vết bệnh bị khô sau 10-14 ngày. Lúc này chúng có màu nâu đen, lá ở đó giòn, dễ bị gẫy vụn.

Vết bệnh giả sương mai trên dưa hấu không giống như bệnh giả sương mai trên dưa chuột và bí đỏ, mặc dù chúng cùng do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra. Vết bệnh trên dưa hấu rất dễ nhầm lẫn với những bệnh gây ra bởi Colletotrichum orbiculare, Cercospora citrullina, Alternaria cucumerina, Sphaerotheca fuliginea.

Bệnh không gây hại trên thân và quả.

Nguyên nhân

Bệnh giả sương mai do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra.

Khắc phục

Sử dụng giống chống bệnh.

Trồng thưa (tăng khoảng cách hàng và cây, trồng kiểu chữ chi).

Đặt lịch thời vụ chệch với thời điểm thời tiết thích hợp cho nấm phát sinh.

Trồng xen canh những giống bầu, bí đỏ, … có khả năng chống bệnh để hạn chế sự phát tán của nấm bệnh.

Thực hiện tưới theo kiểu phun vào sáng sớm trước khi mặt trời mọc.

Phát hiện kịp thời những cây bị bệnh để tiêu hủy.

Thu dọn kỹ tàn dư sau thu hoạch.

Sử dụng thuốc BVTV:

Phun phòng: Kimono.apc 50WG 12.6gr/ 18- 20 lít nước. Phun định kỳ 7 ngày 1 lần vào những lúc trước trời mưa ẩm.

Khi bệnh chớm xuất hiện: Phun 2 lần cách nhau 4- 5 ngày kết hợp các sản phẩm: Kimono.apc 50WG (12.6g) + Kacie 250EC (13.5ml) + Linacin 40SL (20ml)/ 1 bình 18- 20L nước.

 


 

Quản lý bệnh ghẻ loét trên cây có múi?

Ghẻ loét là bệnh khá nguy hiểm trên cây có múi. Phát sinh từ lộc xuân (tháng 3), tăng mạnh khi có lộc hạ (tháng 7- 8), tiếp tục gây hại ở lộc đông (tháng 10- 11), sau đó mới giảm dần và ngừng phát triển.

Thời điểm mà ghẻ loét dễ xuất hiện nhất là giai đoạn lộc cành vừa bước vào ổn định nhưng chưa kịp già. Bệnh xuất phát từ lá non sau đó gây hại cả trái non và trái già làm giảm năng suất đáng kể. Bà con cần hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp phòng trừ tốt ở giai đoạn này. Tránh tình trạng bệnh di căn sâu vào cành rất khó chữa trị và dễ lây lan.

Ghẻ loét gây hại nặng trên lá:

Vấn đề chính cần được quan tâm nhất của bệnh ghẻ là bộ lá và lượng nấm bệnh, vi khuẩn trong đất. Bộ lá và da quả không đủ dày để chống lại những va đập khi gặp mưa hay gió lớn sẽ tạo ra nhiều vết thương ở lá và quả. Các vết thương này là điều kiện cho khuẩn Xanthomomas campestris pv. Citri (khuẩn gây ghẻ loét) và nấm bệnh dưới đất phát tán lên gây hại. Chúng xâm nhập tạo ra các vết loét màu vàng sáng nhỏ như kim châm, sau đó lan rộng ra thành màu vàng nhạt, có quầng vàng xung quanh.

Ghẻ loét gây hại trên quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất.

Cách phòng trừ bệnh ghẻ loét:

Để xử lý phòng trừ bệnh ghẻ loét trên cây có múi ở các đợt lộc cần phải ngăn chặn phần nguyên nhân của vấn đề. Cụ thể bằng 4 bước sau đây:

Bước 1: Cắt tỉa cành vượt, cành tăm tạo thông thoáng, tránh tình trạng ghẻ loét phát tán, lây lan không thể kiểm soát.

Bước 2: Sử dụng amino acid + nấm xanh nấm trắng để trừ sâu vẽ bùa khi đọt non nhú bằng hạt gạo. Amino sẽ giúp dưỡng lộc, bổ sung thêm vi lượng nhằm tăng vách tế bào của lá, tăng khả năng quang hợp, giúp lá xanh, nhanh dày hơn. Hạn chế tổn thương bề mặt lá và quả.

Bước 3: Sử dụng bộ đôi phòng trừ nấm khuẩn là VACCIN và đồng xanh sunfat phun trước và sau khi cây ra lộc. Đồng xanh CuSO4 là đồng mát nên phun không hại lộc non. Tác dụng làm khô các vết bệnh cũ và diệt hết nấm khuẩn trong vườn tránh lây lan.

Bước 4: Sử dụng nấm đối kháng tưới gốc để diệt trừ mầm bệnh sẵn có trong đất giúp ngăn ngừa tình trạng lây lan lên cây khi gặp mưa.

 


 

Hỏi: Có những phương pháp nào để sử dụng hoạt chất Thiamethoxam.

Trả lời:

Tuỳ theo các nhu cầu thực tế mà người ta có các quy trình sản xuất khác nhau để tạo ra thuốc chứa Thiamethoxam với các dạng khác nhau như sau:

        SC (Suspension concentrates–Thuốc sữa);

        WDG (Water-dispersible granular–Hạt hoà tan trong nước);

        FS (Flowable concentrate–FS–Huyền phù),...

Đối với dạng SC (đôi khi còn gọi là thuốc sữa).

Đây là dạng thuốc thường được hoà tan với nước để phun lên cây.

Trong trường hợp cây lâu năm có chiều cao và tán lớn (cây ăn quả, cà phê, tiêu, điều,…) người ta có thể tưới trực tiếp dung dịch vào gốc. (Xem ảnh 1–2 minh hoạ phía dưới).

A girl watering young fruit tree Watering a fruit apple tree in the garden from a metal bucket. Farmer watering fruit tree in orchard, bleached apple tree trunk

Đối với dạng WDG (xem ảnh 3) người ta cũng có thể hoà tan rồi phun.

Nhưng do công nghệ sản xuất mà dạng hạt (viên) này có khả năng phân giải từ từ nên trong nhiều trường hợp đối với những cây lâu năm người ta có thể rải trực tiếp vào gốc. Do lượng sử dụng rất ít (khoảng 4–10gram/gốc) vì vậy khi sử dụng thường kết hợp trộn với phân hữu cơ hoặc phân hoá học để đảm bảo lượng thuốc được giải đều quanh gốc.

Photo 1/1 ► 1kg acetamiprid 40% wdg water dispersible granule

        Tuỳ theo điều kiện độ ẩm của đất mà sau 6–9 tháng thuốc vẫn còn tồn tại trong đất, cho nên đây cũng là phương pháp khá hữu hiệu để trừ các loại sâu hại có nhiều lứa xen kẽ nhau trong một vụ như rầy, rệp các loại. Đặc biết phương pháp này tốt hơn khi phải phun phòng trừ rệp sáp.

        Cũng như phương pháp tưới gốc thì phương pháp này ít ảnh hưởng đối với côn trùng có ích, chim, sức khoẻ của người sử dụng thuốc và tác đông đến môi trường xung quanh (do thuốc phát tán theo gió).

Đối với dạng FS

https://5.imimg.com/data5/NX/GR/KK/SELLER-5422691/thiamethoxam-30-fs-insecticides-500x500.jpg

Thiamethoxam 30% FS của Hindustan Agro Chemicals

        Đây là dạng thuốc thường để xứ lý hạt giống.

        Phương pháp này đặc biệt hữu hiệu đối với những loại sâu chích hút (rầy, rệp, nhện,…) và sâu hại gốc cây non (sâu xanh da láng, sâu keo,…) trong vườn giống.

          FS là dạng dung dịch nên dễ dàng hoà tan trong nước. Có khả năng lưu giữ tốt trên hạt giống.